LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH ĐÃ ĐẶT CÂU HỎI ĐỦ HIỆU QUẢ CHO KHÁCH HÀNG?

Đọc thêm

Đây là câu hỏi mà rất nhiều coach đã đặt ra sau mỗi phiên với khách hàng. Bản thân Hà cũng đã từng đặt câu hỏi này rất nhiều khi mới bắt đầu công việc coaching.

Social

GIẢI PHÁP CHO NHỮNG SAI LẦM MÀ CÁC COACH DỄ MẮC PHẢI KHI PHẢN HỒI TRONG PHIÊN KHAI VẤN

1. Nhầm vai trò:
- Hãy luôn tỉnh thức để nhận biết “mũ" mình đang đội trong từng khoảnh khắc của phiên. Khi thấy mình “rớt mũ" coach, hãy ngay lập tức trở lại với thần chú: “Tôi là một người coach”. Khi đó, bạn sẽ dừng việc đưa lời khuyên, phản hồi mà sẽ tập trung vào việc đặt câu hỏi.
- Tạo không gian cho coachee thể hiện ý kiến và suy nghĩ của mình trước, sau đó thúc đẩy họ suy ngẫm và tìm ra giải pháp của riêng mình.
 
2. Phản hồi không kịp thời:
 
- Chọn thời điểm phù hợp và sử dụng các công cụ và phương pháp phù hợp để cung cấp phản hồi kịp thời. Thường là sau khi coachee chia sẻ hoặc khi coach nhận ra được có những cú twist (xoay) nhẹ trong ngôn ngữ, hành động hay năng lượng.
- Điều này đòi hỏi người coach phải thực sự hiện diện để nhận biết những cú twist và khoảnh khắc phù hợp để phản hồi.
 
3. Phản hồi mang tính cảm tính và thiếu cụ thể:
- Hãy sử dụng phản hồi mang tính xây dựng và khuyến khích, tập trung vào mô tả các hành vi (behaviors) cụ thể và những tác động của chúng.
- Quan sát không phán xét dựa trên những gì coach “NGHE THẤY, NHÌN THẤY, QUAN SÁT THẤY'.
- Nêu ra những ví dụ cụ thể để minh họa cho phản hồi của mình.
- Sử dụng ngôn ngữ cụ thể và dễ hiểu và phù hợp với văn hoá, mô thức ngôn ngữ của coachee
 
4. Sử dụng kỹ thuật phản hồi không hiệu quả:
- Bổ xung cho “kho vũ khí” của mình trong việc phản hồi với nhiều kỹ thuật hơn như: MÔ HÌNH PHẢN HỒI pendleton, Mô hình SBI, mô hình phản hồi Sandwich, mô hình CEDAR…
- Thực hành để master các kỹ thuật phản hồi từ đó linh hoạt sử dụng trong thực tế coaching
 
5. Phản hồi không mang tính xây dựng:
- Tập trung vào việc đưa ra những lời khuyên để cải thiện thay vì chỉ ra lỗi sai.
- Giúp coachee nhận diện và học tập và phát triển những kỹ năng mới từ chính những tình huống thực tế coaching của mình.
- Khi phản hồi, mang theo tinh thần và mong muốn giúp đỡ để người coachee tự khám phá, tự soi chiếu và trở nên tốt hơn thông qua chính bài học của mình
 
⭕ Ngoài ra, coach cần lưu ý:
- Phản hồi vừa đủ: Không nên đưa ra quá nhiều hoặc quá ít phản hồi.
- Phản hồi mang tính khách quan: Tránh đưa ra những nhận xét mang tính cá nhân.
- Phản hồi rõ ràng và dễ hiểu: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu.
- Dành thời gian hiện diện thực sự để lắng nghe và thấu hiểu những điều coachee đang chia sẻ.
- Cá nhân hóa phản hồi cho phù hợp với tình huống cụ thể của coachee.
- Tạo môi trường an toàn và tin tưởng để coachee thoải mái chia sẻ.
- Tôn trọng quan điểm, giá trị và niềm tin của coachee.
- Bảo mật thông tin của coachee.
- Liên tục học hỏi và phát triển bản thân để nâng cao kỹ năng coaching
 
Rèn luyện kỹ năng phản hồi cũng như các kỹ năng khác trong coach đòi hỏi một quá trình: THỰC HÀNH - KHÁM PHÁ - ĐIỀU CHỈNH - THỰC HÀNH
Nhận biết và khắc phục những lỗi này sẽ giúp các coach phát triển kỹ năng và hiệu suất của mình trong quá trình thực hành coaching. Hãy luôn nhớ rằng, mục tiêu cuối cùng của chúng ta là tạo điều kiện thuận lợi nhất để coachee tự mình khám phá và phát triển.
Chúng ta thường “không biết điều chúng ta không biết". Vì thế, hãy tìm những người đồng hành có thể giúp chúng ta nhận diện và cải thiện mỗi ngày nhé.
Chúc các coach luôn vững tâm và vững vàng với nghề 🥰
 
#CoachingSupervision