LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH ĐÃ ĐẶT CÂU HỎI ĐỦ HIỆU QUẢ CHO KHÁCH HÀNG?

Đọc thêm

Đây là câu hỏi mà rất nhiều coach đã đặt ra sau mỗi phiên với khách hàng. Bản thân Hà cũng đã từng đặt câu hỏi này rất nhiều khi mới bắt đầu công việc coaching.

Social

CHUYỂN HÓA COACHEE BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN MÔ THỨC LẶP LẠI (REPEATING PATTERNS)

Mô thức có thể thuộc về suy nghĩ, ngôn ngữ, hành động, cảm xúc được lặp đi lặp lại một cách vô thức. Đôi khi chúng ta nhận ra được các mô thức hiện hữu. Nhưng thường là không. Cho đến khi có ai đó chỉ ra cho chúng ta rằng đó là một sự lặp đi lặp lại.
Mô thức hiện hữu như hành động hay ngôn ngữ là dễ nhận biết hơn so với mô thức cảm xúc và suy nghĩ.
Những mô thức phổ biến mà Hà quan sát được trong quá trình đồng hành với các coach như:
 
1. Mô thức hành động:
- Mắt sẽ hướng về 1 phía khi suy nghĩ
- Gõ nhịp tay hoặc sử dụng ngôn ngữ tay quá nhiều
- Rung chân
- Nói chèn khi coachee chưa nói xong
- Coach lead phiên; sai “mũ" - sai vai trò
- Coach chỉ nhăm nhăm nghĩ đặt câu hỏi gì thay vì lắng nghe và hiện diện cùng coachee
 
2. Mô thức ngôn ngữ
- Ngôn từ của mình khiến coachee khó hiểu
- Sử dụng ngôn ngữ vòng vo, lan man hoặc thiếu trọng tâm.
- Sử dụng những từ ngữ mang tính đánh giá, phán xét hoặc chỉ trích coachee.
- Sử dụng nhiều từ tiếng Anh trong phần nói của mình
- Đặt câu hỏi đóng
- Ngữ điệu và tone giọng chưa phù hợp (cao quá, thấp quá, nhanh quá, chậm quá) mà chưa điều chỉnh cùng nhịp với coachee
 
3. Mô thức suy nghĩ:
- Giả định: Mô thức này nhiều coach gặp phải. Cụ thể là: “Tôi nghĩ thế" nhưng lại không xác nhận suy nghĩ đó với coachee xem liệu nó đúng hay nó sai với suy nghĩ của coachee. Điều này dẫn đến những phán đoán không chính xác về người được coach hoặc tình huống. Thường các coach hay giả định về mục tiêu và mong đợi của người coachee và của phiên.
- Sao nhãng, mất tập trung do các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong
- Chấp nhận ý kiến quá mức: Đôi khi các coach có thể chấp nhận một cách quá mức ý kiến hoặc quan điểm của người được coach mà không thực hiện việc thẩm định và đánh giá chúng một cách cân nhắc.
 
4. Mô thức cảm xúc:
- Đồng cảm quá mức. Coachee chưa khóc thì coach đã khóc tơi bời hoa lá rồi. Khóc xong thì không còn tỉnh táo nữa để mà đi tiếp phiên.
- Coach mong muốn khách hàng đạt được mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng nên coach không kiên nhẫn với những tiến bộ chậm chạp đồng thời gây áp lực lên coachee, khiến họ cảm thấy lo lắng và nản lòng.
- Đem cảm xúc cá nhân của mình vào phiên, khi đó coach dễ dàng bị kích động bởi những lời nói hoặc hành động của khách hàng.
Hà lấy ví dụ cho bạn dễ hình dung nhé:
Trong một phiên coach của Hà, coachee nói rằng bạn hoàn toàn thoải mái khi nói về người đồng nghiệp đã khiến bạn mất thưởng trong quý. Nhưng cứ khi nhắc tới người đồng nghiệp đó, Hà quan sát thấy bạn nói nhanh hơn và gương mặt bạn thay đổi cảm xúc.
Hà đã cùng bạn đào sâu vào điều đó và bạn đã nhận ra rằng bạn chưa thực sự tha thứ và thoải mái cho người đồng nghiệp. Khi coachee nhận diện ra được điều đó rồi thì phần sau của phiên chính bạn đã tự gỡ được suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách dễ dàng.
 
NHẬN DIỆN MÔ THỨC LÀ ĐỂ BIẾT MÔ THỨC ĐANG TƯƠNG TÁC VỚI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO.
 
Nếu đó là mô thức đang giúp coachee tốt hơn, thì chúng ta phát huy.
Nếu mô thức đang khiến coachee đi chậm lại, chúng ta sẽ cân nhắc để điều chỉnh.
Không một ai là không có mô thức. Vì thế trong các phiên giám sát khai vấn, một trong những phần quan trọng mà Hà chỉ dẫn để các coach thực hành sâu đó là nhìn ra được những mô thức của chính bản thân người coach trong đời sống mà đặc biệt là trong phiên khai vấn, và sau là mô thức của khách hàng của họ (coachee).
Việc điều chỉnh những mô thức này cần thời gian để QUAN SÁT - NHẬN BIẾT - ĐIỀU CHỈNH - THỰC HÀNH - (lại tiếp tục) QUAN SÁT… một cách có phương pháp và công cụ đúng.
Một trong những điều Hà cực kỳ may mắn khi tham gia chương trình đào tạo Coaching Supervisor của Barefoot (PostGraduate for Coaching Supervision) là được cung cấp rất nhiều công cụ liên quan đến chủ đề Mô thức và được thực hành liên tục.
Hà sẽ chia sẻ những bí kíp này cho các coach trong chương trình Giám sát Huấn luyện Coaching Supervision sắp tới đây nhé!
Bạn có trải nghiệm nào thú vị và đáng nhớ với Mô thức không? Kể Hà nghe nhé!