LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH ĐÃ ĐẶT CÂU HỎI ĐỦ HIỆU QUẢ CHO KHÁCH HÀNG?

Đọc thêm

Đây là câu hỏi mà rất nhiều coach đã đặt ra sau mỗi phiên với khách hàng. Bản thân Hà cũng đã từng đặt câu hỏi này rất nhiều khi mới bắt đầu công việc coaching.

Social

BẠN ĐANG CÓ NHỮNG ĐIỂM MÙ NÀO TRONG THỰC HÀNH COACHING?

 
Trong coaching theo tiêu chuẩn ICF có bộ Năng lực cốt lõi (Core Competencies) và bộ giá trị đạo đức nghề (Code of Ethics) để người Coach ghi nhớ và tuân thủ.
Tuy nhiên, khi làm nghề, không phải mọi thứ lúc nào cũng rõ trắng - đen để người Coach biết và điều chỉnh. Có những vùng xám mà chúng ta không biết hoặc bị mơ hồ cho đến khi được ai đó chỉ ra.
Vậy đâu là những những điểm mù thường gặp nhất khi thực hành coaching? Hà tạm phân chia thành 3 nhóm:
1. Điểm mù về Bản thân
2. Điểm mù về Kỹ năng
3. Điểm mù trong sự kết nối
 
1. ĐIỂM MÙ VỀ BẢN THÂN:
Thường là những mô thức trong suy nghĩ, cảm xúc của Coach. Như bài trước Hà chia sẻ về “Mô thức”. Đây là những suy nghĩ, hành động, lời nói, cảm xúc lặp đi lặp lại một cách vô thức. Do đó, người Coach sẽ khó nhận ra thói quen đó của mình. Chỉ khi nó tạo ra những ảnh hưởng/’tác động quá lớn hoặc được ai đó chỉ ra, họ mới biết..
Cụ thể, có 2 điểm:
🔴 Thiếu nhận thức về bản thân: Coach không hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, giá trị quan và niềm tin của bản thân. Điều này có thể dẫn đến việc:
- Đưa ra phản hồi sai lệch hoặc không phù hợp với khách hàng
- Gây tổn thương hoặc xúc phạm mà không tự ý thức được với coachee
- Gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ tin tưởng với khách hàng.
🔴 Giả định và thành kiến: Coach có thể đưa ra những giả định (assume) về khách hàng dựa trên kinh nghiệm hoặc niềm tin cá nhân của họ, dẫn đến việc đánh giá sai lệch và đưa ra lời khuyên không phù hợp, phán xét coachee…
 
2. ĐIỂM MÙ VỀ KỸ NĂNG COACHING:
Một số điểm mù phổ biến là:
🔴 Khả năng đặt câu hỏi không hiệu quả:
Liên quan đến đặt câu hỏi, Hà đã có 1 bài khá chi tiết trên trang Facebook này và website cá nhân coachhabui.com. Các bạn có thể đọc thêm để có thêm thông tin chi tiết nhé. Hà sẽ gửi lại link bài ở phần comment dưới.
Về cơ bản, điểm mù ở phần đặt câu hỏi này là:
- Chúng ta ko biết tại khoảnh khắc đó, mình đã đặt câu hỏi gì?
- Tại sao câu hỏi chưa hiệu quả?
- Cách đặt câu hỏi (độ dài, cách nói) có phù hợp hay không?
- Câu hỏi đã đủ chạm đến coachee hay chưa?
🔴 Thiếu khả năng lắng nghe sâu sắc:
Các học viên thường hỏi Hà là:
- Em đã rất lắng nghe rồi, mà sao vẫn chưa bắt đúng được ý của coachee?
- Em đã nghe và đặt câu hỏi theo những gì nghe được từ coachee nói, tại sao vẫn chưa chạm được tới coachee?
- Hình như em đã bỏ qua mất điều gì đó mà coachee chưa nói..
Tại đây, chúng ta cần tập trung vào việc lắng nghe Triplex Listening (Lắng nghe 3 lớp) không chỉ nghe những gì coache nói, mà còn nghe những điều coachee không nói và cả năng lượng nữa.
🔴  Thiếu linh hoạt trong ứng dụng các phương pháp, công cụ coach:
- Áp dụng một cách cứng nhắc các kỹ thuật và phương pháp Coaching mà không linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với từng khách hàng,
- Không sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận khi cần thiết.
- Không cởi mở với những ý tưởng và quan điểm mới.
Điều này thường dễ xảy ra với các coach mới, những coach thực hành coaching dưới 200h.
Ví dụ: Coach lựa chọn mô hình G.R.O.W và đi hết các bước trong mô hình trong khi mục tiêu của coachee chỉ là “Xác định rõ ràng thực tại cho mục tiêu đặt ra".
Hay điển hình như các phương pháp được dạy trong chương trình #Legacy của VCI và CoachVille. Đôi khi chúng ta không cần phải đi hết các bước của một phương pháp. Nó sẽ tùy thuộc vào mục tiêu và dòng chảy của coachee. Ở đó, người coach biết dùng công cụ nào, phương pháp nào là phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất cho khách hàng thay vì “ấn định" phương pháp sẽ dùng.
🔴 Thiếu sáng tạo:
- Coach không sử dụng các phương pháp Coaching sáng tạo để giúp khách hàng khám phá bản thân và giải quyết vấn đề
- Không khuyến khích khách hàng tư duy sáng tạo và tìm ra những giải pháp mới.
- Không tạo ra một môi trường Coaching an toàn và hỗ trợ cho khách hàng thỏa sức sáng tạo.
- Sự đồng sáng tạo cùng coachee sẽ là chìa khoá để giúp coachee giải quyết được vấn đề của họ một cách tốt nhất.
 
3. ĐIỂM MÙ VỀ SỰ KẾT NỐI:
Coaching, cuối cùng vẫn là sự kết nối giữa con người với con người. Đây là mối quan hệ của sự yêu thương, nâng đỡ và cùng nhau hướng thượng. Không có những điều này, người coach dễ rơi vào bẫy phán xét và định hướng cho coachee. Hoặc ngược lại, chính những phán xét và sự định hướng của người coach đang làm cho sự kết nối với coachee trở nên lỏng lẻo và chất lượng của phiên hoặc cả một hành trình không đem lại kết quả như mong muốn.
🔴 Khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ:
- Coach không thể tạo được mối quan hệ tin tưởng và kết nối với khách hàng, dẫn đến việc khách hàng cảm thấy cô đơn và không được hỗ trợ. - Không sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình,
- Không tin tưởng vào Coach và quá trình Coaching.
🔴 Thiếu sự thấu hiểu và đồng cảm:
- Coach không thể hiểu rõ khách hàng, dẫn đến việc đưa ra lời khuyên không phù hợp.
- Không hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu của họ. Hoặc không thể cảm thông với những khó khăn và thách thức của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng cảm thấy không được thấu hiểu và chia sẻ.
 
GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC NÀY?
Bằng việc soi chiếu, chúng ta sẽ nhận ra được điểm mù của mình. Các cấp độ soi chiếu khác nhau sẽ đem đến những nhận thức, những bài học để điều chỉnh cho phù hợp trên hành trình thực hành coaching và hoàn thiện bản thân mình.
 
1. Tự soi chiếu (Self-reflection)
✔️ Luôn dành thời gian sau mỗi phiên để ghi nhận những điều mình đã làm tốt và điều mình cần cải thiện.
✔️ Hà vẫn hay đưa ra 4 câu hỏi học tập cho các supervisee:
- Đâu là điều tôi đã làm tốt trong phiên này?
- Đâu là điều tôi có thể làm khác đi để phiên tốt hơn?
- Tôi học được gì về mô thức của bản thân?
- Đâu là 1 điều tôi sẽ tập trung làm ngay sau phiên để cải thiện kỹ năng/con người của mình?
 
2. Soi chiếu cùng bạn đồng học/nghiệp (Peer-reflection)
✔️ Tìm cho mình, hoặc chủ động tạo ra một nhóm, một cộng đồng những người bạn cùng chí hướng, cùng là coach để đồng hành với nhau, cùng giúp nhau nhìn ra những điểm mù, góp ý và động viên để cùng tốt lên trong nghề và trong đời.
 
3. Soi chiếu cùng người giám sát (Reflection with Coach Supervisor)
✔️ Có cho mình một người coach supervisor sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất. Vì họ là người có nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta, có nhiều công cụ để giúp Coach soi chiếu.
✔️ Không những nhìn ra những điểm mù trong kỹ năng khai vấn (doing) mà cả những mô thức trong phần con người (being) của người coach, mà họ còn cung cấp thêm những công cụ, những lời khuyên từ chính kinh nghiệm của họ. Điều này giúp coach học, thực hành và phát triển nhanh hơn nhiều.
✔️ Nhận diện ra được những điểm mù là bước đầu để ta tiến lên. Chỉ khi chúng ta “biết cái chúng ta không biết", thì khi đó, ta sẽ có cách tìm kiếm các nguồn lực để tăng cái sự “biết” của mình. Từ đó cải thiện, và nâng cấp.
Đó cũng là lý do tại sao ICF đưa hẳn mục vào Code of Ethics, Mục II.16: “Cam kết đạt đến sự xuất sắc và tinh thông thông qua việc liên tục thực hiện các hoạt động cá nhân, nghề nghiệp và đạo đức phát triển”..
Thế còn các Coach, bạn đã tìm ra được những điểm mù của mình chưa? Giải pháp của bạn cho nó là gì?
Chúc các Coach luôn có sự tỉnh thức và soi chiếu để vững vàng hơn trên hành trình phát triển nghề cũng như ứng dụng Khai vấn hiệu quả trong công việc và trong cuộc sống nhé!